8 điều cần biết trước khi mua bảo hành xe ô tô cũ

Tuy nhiên, trong trường hợp xe hỏng, hãy rút một phần tiền tiết kiệm để sửa chữa xe. Điều này có thể được gọi là cơ chế “tự bảo hành”.

Hãy cân nhắc 8 điều dưới đây khi mua bảo hành cho và bạn sẽ tìm được gói bảo hành phù hợp cả về nhu cầu và ngân quỹ của mình:
1. Mua gói bảo hành cho xe ô tô cũ có thực sự cần thiết?
Mua gói bảo hành cho xe ô tô cũ có thực sự cần thiết

Mua gói bảo hành cho xe ô tô cũ có thực sự cần thiết?
Câu hỏi đầu tiên đặt ra là bạn có thật sự cần mua bảo hành xe ô tô đã qua sử dụng không. Thực tế, đã có rất nhiều người đưa ra quyết định mua trước khi kịp tìm hiểu kĩ về chúng.

Bảo hành, nói theo cách đơn giản chính là một cách đánh cược, một canh bạc. Bạn đang đặt cược rằng chiếc xe sẽ bị hỏng hóc trong năm tới và chi phí của việc sửa chữa sẽ nhiều hơn số tiền mà bạn phải trả cho công ty cung cấp gói bảo hành xe. Nếu chiếc xe có hỏng hóc gì thì bạn đã “thắng” – nhưng nếu không thì bạn đã bỏ ra số tiền một cách vô nghĩa.

Theo số liệu từ Warranty Direct, trung bình mỗi năm, cứ 3 xe ô tô có tuổi thọ từ 4-9 năm thì sẽ có 1 xe hỏng và số tiền sửa chữa trung bình sẽ hết khoảng 273.5 bảng Anh. Vậy nên, theo tính toán từ các chuyên gia về bảo hiểm xe ô tô, có khoảng 67,7% khả năng chiếc xe của bạn sẽ không hỏng trong khoảng thời gian còn bảo hành.

Nếu bạn may mắn sắm được một chiếc ô tô khá mới, được bảo dưỡng tốt và sẵn sàng bỏ khoảng 500 bảng để sửa chữa ở garage gần nhà trong trường hợp khẩn cấp thì không nên mua bảo hành. Sau 12 tháng, nếu xe không hỏng hóc gì, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản không nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp xe hỏng, hãy rút một phần tiền tiết kiệm để sửa chữa xe. Điều này có thể được gọi là cơ chế “tự bảo hành”.

Trái lại, nếu bạn có ngân sách khá eo hẹp, lái một chiếc ô tô thường xuyên hỏng hóc và không chi trả nổi 500 bảng cho những trường hợp khẩn cấp thì việc ký kết một hợp đồng mua gói bảo hành cho xe rất đáng để xem xét. Mua bảo hành cũng rất hữu ích cho những ai lo xa và muốn đảm bảo rằng có người chi trả cho phí sửa chữa chiếc ô tô của mình.

Giả sử bạn đã quyết định sẽ mua bảo hành cho chiếc ô tô cũ, vậy điều tiếp theo cần cân nhắc là gì đây?

2. Quyết định mua bảo hành cho bộ phận nào của xe
Tận dụng những kiến thức đã tìm hiểu được về dòng xe đang sử dụng, bạn sẽ nắm rõ được những bộ phận nào thường xuyên bị hỏng. Điều này sẽ giúp chọn ra gói bảo hành cũng như mức bảo hành thích hợp cho xe ô tô cũ của bạn. Thông thường bảo hành càng nhiều bộ phận của xe thì mức phí sẽ càng cao.

3. Nắm chắc những loại trừ và mức miễn thường của nhà cung cấp

Nắm chắc những loại trừ và mức miễn thường của nhà cung cấp
Nếu sở hữu một chiếc xe cũ, có lịch sử hỏng hóc nhiều thì rất khó (hoặc đắt) để có thể được bảo hành ở một mức giá hợp lý. Vì ký hợp đồng bảo hành, nhà cung cấp dịch vụ cũng đang cùng đánh bạc với bạn và họ chẳng thích thú gì nếu phải nhận một chiếc xe mà số tiền bỏ ra sửa chữa còn lớn hơn số tiền phí bảo hành mang lại.

Danh sách các cấp độ bảo hành cũng như các bộ phận không được bảo hành ở mỗi công ty thường khác nhau. Vì thế, những điều chủ yếu bạn cần tìm hiểu là:

– Các bộ phận nào không được bảo hành do hao mòn?

– Có giới hạn nào về số km mà bạn có thể lái không?

– Chiếc xe có được hưởng bảo hành ngay lập tức không?

Rất ít công ty đồng ý bảo hành cho các thiệt hại về thân xe, bong tróc sơn, kính và đèn, hay thậm chí rò rỉ dầu.

Hãy chắc rằng bạn tham khảo kỹ những mức miễn bồi thường. Nếu ký một hợp đồng giá rẻ nhưng có mức miễn bồi thường lớn (các phần bồi thường thiệt hại mà bạn phải trả thêm phí bảo hành) thì hẳn không phải là lựa chọn thông minh. Hãy suy nghĩ về các rủi ro bất lợi phải đối mặt. Nếu muốn tuyệt đối yên tâm, hãy lựa chọn chi trả nhiều hơn một chút để có được mức miễn bồi thường ít hơn. Ví dụ, nếu mức miễn bồi thường là 250 bảng thì hẳn bạn sẽ chằng được hưởng chút lợi nào từ việc bảo hành xe, vì gần như chẳng có mức phí sửa chữa nào thấp hơn 250 bảng cả.

4. Xác minh rõ bên chịu trách nhiệm chăm sóc/ sửa chữa khi mua bảo hành xe ô tô đã qua sử dụng

Các dịch vụ chăm sóc xe (điều mà hầu hết các công ty nhấn mạnh rằng sẽ được thực hiện theo đúng định kỳ để giữ bảo hành có hiệu lực) ở những ga-ra sửa xe có tên tuổi hay gần nhà bạn thường sẽ thuận tiện và rẻ hơn hẳn so với đại lý bảo hành lớn – nhưng hãy chắc rằng công ty bảo hiểm sẵn sàng chi trả cho những ga-ra này.

Mặc khác, việc nắm được ai là người sửa chữa xe của mình cũng rất quan trọng. Nhắc lại một lần nữa là những xưởng sửa chữa đáng tin cậy gần nhà tiện lợi hơn hẳn những xưởng sửa chữa có danh tiếng nhưng cách nhà bạn những mấy chục km.

Ngoài ra, cũng đừng quên xác minh xem ai sẽ chi trả chi phí sửa chữa: chủ xe sẽ trả trước rồi nhận lại tiền từ công ty bảo hành, hay công ty sẽ trực tiếp thanh toán cho hãng sửa chữa.

5. Kiểm tra các dịch vụ bổ sung

Một vài công ty bảo hành cung cấp các dịch vụ bổ sung như bảo hành từng phần, bảo hành cho bánh xe, bảo hành toàn châu Âu hay thậm chí cung cấp các gói bảo hành cho xe thuê. Hãy lựa chọn những dịch vụ phù hợp và đừng phí tiền vào những dịch vụ mà bạn chẳng bao giờ dùng.

6. Lựa chọn thông minh

Chúng ta thường mua bảo hành từ các đại lý nhượng quyền hoặc từ bên thứ ba, các nhà cung cấp độc lập. Internet là nơi lý tưởng để tìm kiếm thông tin, nhưng việc tìm công ty bảo hành không dễ dàng như khi tìm mua bảo hành cho xe. Vì thế, hãy chắc rằng bạn đủ thông minh để không ký hợp đồng với những công ty không uy tín.

7. Hãy mặc cả

Việc mặc cả ngày càng trở nên phổ biến và đừng có ngại ngùng gì ở khâu này cả. Cách tốt nhất là tham khảo giá của một vài công ty trên internet và sau đó gọi cho họ và mặc cả giá. Nếu mặc cả thành công, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá.

8. Những điều cần lưu ý khác

Có một vài điều khác mà bạn cần lưu ý để tránh bị “hớ”:

– Tăng giá xe: Để chỉ những trường hợp chiếc xe có giá trị cao hơn sau khi sửa chữa. Ví dụ như khi động cơ của bạn bị hỏng và sau khi được thay mới, các công ty bảo hiểm có thể lập luận rằng xe của bạn đáng giá hơn trước. Do đó, họ sẽ yêu cầu bạn đóng một phần hóa đơn.

– Giảm giá xe liên tục: Đây là khi sự hỏng hóc của một bộ phận khiến giá trị của những phần khác bị hạ thấp.

– Khấu hao: Có thể một vài bộ phận đã bị hao mòn và vài công ty sẽ không đồng ý bảo hành những bộ phận này. Đây có thể sẽ là điểm cần thảo luận kỹ. Trong hợp đồng tốt nhất là nên nêu rõ bộ phận nào được bảo hành và bộ phận nào thì không.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *