Cửa sổ điện trên xe ô tô và các sự cố thường gặp với nó
Nếu đã hoàn tất các bước kiểm tra trên mà cửa sổ vẫn đình công hoặc chập hơn thì cần phải thay mới mô-tơ. Tốt nhất là nên đưa xe đến garage uy tín để được tư vấn và sửa chữa kịp thời nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm về ô tô.
1. Nguyên lý hoạt động cửa sổ điện trên xe ô tô
Hệ thống cửa sổ điện trên xe ô tô hoạt động dựa trên 2 bộ phận chính bao gồm:
– Bộ phận nâng/hạ cửa kính: Hệ thống kính trên ô tô được đỡ bằng đòn nâng của bộ nâng/hạ cửa sổ. Trong khi đó, đòn nâng lại được đỡ bằng cơ cấu đòn hình chữ “X” kết nối với đòn điều chỉnh của bộ nâng/hạ cửa sổ. Do vậy, chuyển động quay của mô-tô điều khiển cửa sổ sẽ được chuyển thành chuyển động lên/xuống giúp đóng/mở cửa sổ xe ô tô.
– Mô-tơ điều khiển cửa sổ bao gồm: mô tơ, bộ truyền bánh răng và cảm biến (chống kẹt). Trong đó, mô-tơ sẽ thay đổi chiều quay nhờ công tắc. Bộ truyền bánh răng chuyển động quay của mô-tơ đến bộ nâng/hạ cửa sổ. Cuối cùng là cảm biến với công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ sẽ giúp điều khiển chống kẹt.
2. Các sự cố thường gặp với cửa sổ điện trên xe ô tô
Tại sao cửa sổ chỉnh điện an toàn hơn cho hành khách trên ô tô?
Có 2 lỗi thường gặp với cửa sổ điện trên xe ô tô là mô-tơ hỏng và hệ thống nâng/hạ bị hỏng. Đối với trường hợp thứ 2, chủ xe có thể sửa chữa tại gia và nhiều khả năng là phải thay mới toàn bộ hệ thống cơ khí mới trừ mô-tơ do vẫn vận hành tốt.
Theo các nhà chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, cửa sổ điện bị kẹt có thể do các nguyên nhân sau:
– Mô-tơ hỏng sẽ không phát ra bất kỳ âm thanh nào và cửa kính cũng không có chuyển động gì khi bấm nút lên/xuống.
– Một hoặc nhiều bánh răng bị mòn hoặc gãy do sức nặng của cửa kính.
– Dây cáp (thay vì dùng bánh răng) có thể bị đứt hay bị kẹt trong trục xoắn. Sự cố này sẽ đi kèm với tiếng động nhỏ khi bấm nút lên/xuống kính, mô-tơ vẫn quay nhưng kính bị kẹt.
4. Quy trình kiểm tra và sửa chữa các sự cố thường gặp với cửa sổ điện
Bước 1: Thay cầu chì
Chủ xe cần kiểm tra kỹ xem cánh cửa kính nào bị hỏng hệ thống điều chỉnh lên/xuống, nhấn thử liên tiếp 1-2 lần. Nếu không hoạt động thì hãy thay mới cầu chì (hộp cầu chì thường nằm dưới bảng điều khiển của tay lái).
Thay cầu chì mới xong, thử khởi động lại hệ thống cửa xe. Nếu vẫn thấy tiếng động cơ của hệ thống cửa hoạt động thì cầu chì không bị hỏng. Trường hợp này, việc sửa chữa sẽ trở nên khó khăn hơn.
Bước 2: Tháo vỏ bọc của cửa xe
Trên cửa xe sẽ có các con ốc đặt ở cạnh, bên trong tay mở… Nếu không có sơ đồ xe thì hay lấy giấy ghi lại vị trí các điểm ốc trên tấm bọc để sau có thể lắp lại như ban đầu.
Bước 3: Kiểm tra dây cáp và kết nối
Ở bên trong cánh cửa xe, hãy tiến hành kiểm tra hệ thống dây cáp xem có bị kẹt hay không. Nếu dây cáp bị kẹt sẽ làm cửa sổ không thể nâng lên hay hạ xuống được do bị trật khỏi rãnh. Giải pháp là đưa dây cáp về vị trí ban đầu.
Bước 4: Kiểm tra các dây nối
Dựa theo sơ đồ nối dây trong sách hưỡng dẫn sử dụng để nắm rõ nguyên lý hoạt động của cửa xe ô tô. Sau đó, kiểm tra hệ thống dây nối, mối nối, công tắc ở bên trong vỏ bọc cửa có còn tốt không. Nếu xảy ra tình trạng bị đứt, gỉ sét thì mô-tơ sẽ hoạt động yếu hoặc không hoạt động và buộc phải thay mới.
Bước 5: Kiểm tra miếng đệm cửa xe
Nếu cửa kính xe ô tô không thể cuộn lên/xuống hoặc bị kẹt tại một điểm nhất định thì nhiều khả năng là do bộ đêm cửa gây ra. Kiểm tra xem đêm có bị lỏng hay không hoặc thay mới nếu hỏng.
Bước 6: Thay thế mô-tơ mới
Nếu đã hoàn tất các bước kiểm tra trên mà cửa sổ vẫn đình công hoặc chập hơn thì cần phải thay mới mô-tơ. Tốt nhất là nên đưa xe đến garage uy tín để được tư vấn và sửa chữa kịp thời nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm về ô tô.
Bước 7: Lắp lại mọi thứ
Tiến hành lắp lại mọi thứ, ngược với các bước tháo ra. Lưu ý, khi lắp vào có thể dùng thêm keo kết dính để giữ lớp cách điện.
Leave a Reply