10 điều nên cân nhắc kỹ trước khi mua xe bán tải cũ

Hãy kiểm tra kĩ trục bánh xe và những bộ phận liên quan. Lốp xe và bánh xe lớn dễ làm mòn trục bánh xe, thế nên dù gầm xe có cao đi nữa nhưng không có cao su bảo vệ phía dưới thì cũng phải kiểm tra tình trạng của trục bánh xe.

1. Bộ điều khiển phanh

Nếu xe bán tải có sức kéo và động cơ sở hữu mô men xoắn hớn thì hãy xem ở bên trong khoang cabin xem có bộ điều khiển phanh nào không. Nếu có thì khả năng cao là xe đã phải kéo không ít vật nặng trong quá trình sử dụng. Đó không hẳn là một điều xấu bởi hầu hết xe bán tải đều được thiết kế với sức kéo, nhưng việc kiểm tra phanh sẽ giúp khách hàng biết tình trạng xe như thế nào. Hãy nhớ rằng, quãng thời gian dài sử dụng hệ thống truyền lực và moóc kéo có thể gây ra những hư hại khó thấy bằng mắt thường cho xe. Vậy nên, hãy cẩn trọng với bất kỳ loại xe nào có trang bị bộ điều khiển phanh.

2. Kiểm tra gầm xe

Dù là tìm một chiếc bán tải gầm cao hay gầm thấp thì cũng hãy nhớ rằng cả hai đều rất có thể đã đến hết giới hạn. Nếu đó là một chiếc dành cho off-road thì hãy xem dưới gầm xe và kiểm tra liệu xe gần đây có chạy off-road hay không và cũng hãy xem tấm che gầm xem có dấu bùn ở đấy không. Đồng thời. hãy nhớ kiểm tra kĩ xe gầm thấp bởi rất khó để che được những vết trầy xước ở tấm che gầm và khung gầm. Nếu mặt dưới gầm có vẻ như vừa được sơn lại, bọc lại hay vết mòn vẹt còn mới thì có thể có điều gì đó đáng nghi.

3. Kiểm tra lớp sơn phủ

Tai nạn có thể xảy ra khi kéo hàng, chở vật nuôi hay chở những bình chất lỏng. Hãy kiểm tra vị trí tiếp giáp giữa hốc bánh xe và mui xe xem có vết trầy xước sơn nào hay không để biết liệu xe đã va chạm lần nào chưa. Đồng thời cũng đừng quên kiểm tra khu vực giữa thùng xe, cabin và tấm chắn bùn.

4. Bộ vi sai

Do xe bán tải cỡ lớn có những bộ vi sai được thiết kế để chở vật nặng nên việc kiểm tra bộ vi sai có vai trò hết sức quan trọng. Tìm xem có chỗ nào bị rò ở bộ vi sai trước và sau không, và luôn nhớ phải vào tất cả các số xe một vài lần để kiểm nghiệm tính nhất quán. Đồng thời, nếu có thể, nên đưa xe tới một thợ máy đáng tin để kiểm tra kĩ hơn.

5. Trục truyền động

Nếu tìm hạng nặng, hãy luôn nhớ xem kĩ trục truyền động. Dù sao, cũng phải kiểm tra bộ vi sai sau thì sao không tiện thể xem liệu trục truyền động có bị biến dạng hay bẻ cong không.

6. Thùng xe

Luôn kiểm tra các khớp nối để xem thùng xe đã từng bị hư hại, tháo dỡ, sơn lại hay đã từng được chùi rửa chưa. Khách hàng chắc hẳn sẽ không muốn trong lúc lái xe, nhìn vào gương chiếu hậu lại thấy thùng xe rơi xuống làn đường giao thông đâu.

7. Khung xe

Khung xe bị cong là một dấu hiệu không tốt chút nào. Hãy kiểm tra toàn bộ khung xe để đảm bảo khung thẳng và chắc chắn. Điều này đặc biệt quan trọng với loại xe phải sử dụng sức kéo qua địa hình khó khăn như tuyết, phải chở vật nặng hoặc chạy trên địa hình off-road. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem ở các thanh khung xe có bị gỉ, có vết lõm hay có vừa mới được thay vỏ mới hay không.

8. Nhíp

Nếu xe có nhíp thì nhớ xem xem liệu nhíp đã bị mòn hay chưa. Xem kĩ bu lông đi kèm và quan sát tình trạng của nhíp khi xe chở hàng. Đôi khi chỉ cần nhờ ai đó nhảy lên xuống thùng xe là cũng có thể phát hiện ra vấn đề của nhíp.

9. Tình trạng han gỉ

Một điều đặc biệt quan trọng cần cân nhắc đối với đó là tình trạng bị ăn mòn của xe. Hãy kiểm tra phần giữa thùng xe và sau ghế ngồi trong khoang cabin để xem liệu có dấu vết bị ăn mòn nào đáng kể không. Có những đời xe cũ như Chevy C-10s nổi tiếng dễ bị han gỉ.

10. Trục bánh xe

Xe gầm cao với bánh xe ngoại cỡ có những vấn đề về bảo trì khác nhau. Hãy kiểm tra kĩ trục bánh xe và những bộ phận liên quan. Lốp xe và bánh xe lớn dễ làm mòn trục bánh xe, thế nên dù gầm xe có cao đi nữa nhưng không có cao su bảo vệ phía dưới thì cũng phải kiểm tra tình trạng của trục bánh xe.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *